Quy định trong vận tải hàng hóa đường biển

Quy định trong vận tải hàng hóa đường biển

Để quá trình vận chuyển hàng hóa đường biển diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, an toàn thì không thể tránh khỏi những quy định ràng buộc về phương tiện, đơn vị và chủ hàng.

Tầm quan trọng của đường biển trong vận tải hàng hóa

Từ xưa, con người đã biết lợi dụng tuyến giao thông huyết mạch đường biển để giao lưu, trao đổi hàng hóa với các khu vực, quốc gia trên thế giới. Khối lượng hàng hóa vận chuyển đường biển chiểm tỉ trọng cao hơn những phương tiện trên không và đất liền. Do đó, biển mang tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn với nền kinh kế của mỗi nước.

Nước ta có đường bờ biển trải dài, mạng lưới sông ngòi dày đặc, tạo điều kiện thuận lợi phát triển vận tải biển nội địa và quốc tế. Nó trở thành ngành giàu tiềm năng nhất hiện nay, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng không ngừng nghỉ ngành chủ lực của Việt Nam.

Đường biển là con đường di chuyển thích hợp với các loại hàng từ khối lượng nhỏ đến lớn (trừ một số mặt hàng đặc biệt, cần vận chuyển trong thời gian ngắn). Vận tải đường biển giúp mở ra một thị trường vững chắc cho lĩnh vực kinh doanh trong nước.

Với hệ thống giao thông tự nhiên, thông thoáng, phương tiện tàu thuyền đi lại dễ dàng, giúp ngành vận tải hàng hóa đường biển phát triển nhanh chóng, tạo nhiều cơ hội việc làm, thỏa mãn nhu cầu tìm việc của mọi người. Ngoài ra, xây dựng được mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới thông qua việc giao thương hàng hóa.

Các quy định trong vận tải hàng hóa đường biển

Để đảm bảo an toàn và trật tự trong quá trình vận chuyển hàng hóa đường biển, nhà nước đã ban hành một số quy định yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ tuân theo.

Về phương tiện vận tải

Ngoại trừ phương tiện Quân đội và Công an nhân dân vũ trang thì các phương tiện còn lại cần được kiểm tra độ an toàn, thống nhất kỹ thuật, đăng kí và cấp giấy phép di chuyển dưới sự quản lý của các cơ quan Giao thông vận tải.
Phương tiện tham gia vận chuyển hàng hóa đường biển được cấp giấy phép khi đáp ứng đủ những điều kiện về độ an toàn và vệ sinh. Do đó, các đơn vị nào có nhu cầu sữa chữa, thay mới tính chất tàu chuyên chở hàng hóa cần trình báo cơ quan Giao thông vận tải chức năng, thẩm quyền xét duyệt đồ án mới tiến hành khởi công.
Các phương tiện thường xuyên kiểm tra định kì theo quy định Bộ Giao thông vận tải. Bên cạnh đó, phương tiện còn nhận được yêu cầu khám xét bất thường từ phía cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng hoặc thuyền trưởng. Thông qua những buổi kiểm tra, tàu thuyền nào không đạt chuẩn sẽ bị tước, rút giấy phép đến khi đáp ứng độ an toàn và vệ sinh cần thiết.

Quy định đối với đơn vị vận tải

Đơn vị vận chuyển bao gồm thuyền trưởng, thợ máy, thợ điện trên các phượng tiện tham gia di chuyển tuyến giao thông đường biển phải có bằng do cơ quan Giao thông vận tải cấp. Đồng thời, các nguồn nhân lực chủ chốt cần trải qua các buổi tập huấn, tổ chức đào tạo, sát hạch để cấp bằng.
Riêng các vô tuyến điện viên sẽ được Tổng cục Bưu điện và truyền thanh trực tiếp huấn luyện và cấp bằng.

Quy định đối với chủ hàng

Chủ hàng khi thuê đơn vị vận chuyển hàng hóa cần tuân thủ các nghĩa vụ, quy định sau đây:
- Cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết như tên, địa chỉ, số điện thoại, email của người gửi và người nhận hàng.
- Chủ hàng đưa hết thông tin chi tiết về hàng hóa như loại hàng, khối lượng, yêu cầu đặc biệt (hàng dễ vỡ hoặc bảo quản an toàn cao).
- Chuẩn bị tất cả giấy tờ, chứng từ để làm thủ tục khai báo hải quan.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

POST COMMENT
Top